Động Cơ Du Thuyền – Phần 2: Đặc Trưng, Ưu Điểm, và Nhược Điểm
Trong Phần 1 chúng tôi đã chia sẽ đến quý khách hàng thông tin tổng quan về các chủng loại động cơ trên du thuyền. Ở Phần 2 này chúng tôi xin đi sâu hơn về ưu và nhược điểm của từng loại nhằm mang đến cho khách hàng một góc nhìn khách quan và đưa ra quyết định lụa chọn loại động cơ phù hợp với điều kiện địa lý của từng địa phương và như cầu sử dụng của mình.
- Động Cơ Ngoài: Sử dụng trên các dòng cano thể thao, thuyền câu, cano cao tốc cỡ lớn, và dần bắt đầu ứng dụng trên du thuyền như dòng Parker Monaco.
- Động Cơ Trong/Ngoài: Sử dụng chủ yếu trên cano và các du thuyền cỡ nhỏ như cruise/weekender hoặc tối đa 40 feet.
- Động Cơ Trong: Hầu hết là được dùng trên các dòng du thuyền trên 40 feet hoặc cano thể thao chuyên dụng để lướt ván.
II. Đặc trưng của từng chủng loại động cơ. Ưu và Nhược Điểm
1. Động Cơ Ngoài: Sử dụng trên các dòng cano thể thao, thuyền câu, cano cao tốc cỡ lớn, và dần bắt đầu ứng dụng trên du thuyền như dòng Parker Monaco.
Ưu Điểm
Dễ bảo quản: Sau mỗi lần sử dụng, động cơ được nhấc lên khỏi mặt nước và vệ sinh hoàn toàn.
Dễ bảo trì và sửa chữa: Kỹ thuật viên dễ dàng tiếp cận và tháo dỡ các bộ phận một cách dễ dàng kể cả khi du thuyền đang ở dưới nước.
Dễ thay thế: Các bộ phận thay thế định kỳ dễ dàng thao tác và thực hiện.
Thêm nhiều không gian trên tàu: Do không tốn diện tích cho khoang động cơ nên chiếc tàu của bạn có được nhiều bị trí hơn để chứa các trang thiết bị.
Không phải lo lắng về việc vướng rác trong lúc di chuyển: Nếu trong trường hợp vướng rác, bạn chỉ cần nhấc động cơ lên và tiến hành xử lý dễ dàng.
Chỉ cần 1 người có đủ bằng cấp thuyền trưởng và máy trưởng đã có thể điều khiển được tàu
Nhược Điểm
Đa phần là động cơ xăng: Bạn sẽ gặp phải một vấn đề hơi khó chịu là khá khó tìm được nguồn cấp xăng nếu bạn đang lênh đênh ở một vùng xa xôi nào đấy.
Hiếm có thể tìm được động cơ dầu: Động cơ dầu đang được nghiên cứu chế tạo và hãng tiên phong là COX. Tuy nhiên hiện tại giá thành vẫn đang còn khá cao.
Phải rất cẩn thận trong quá trình sử dụng để tránh xảy ra cháy nổ: Việc cháy nổ là nỗi lo lớn nhất cho các tàu sử dụng động cơ xăng.
Bạn sẽ bị mất một phần diện tích ở phần đuôi tàu.
2. Động Cơ Trong/Ngoài: Sử dụng chủ yếu trên cano và các du thuyền cỡ nhỏ như cruise/weekender hoặc tối đa 40 feet.
Ưu Điểm
Phần diện tích đuôi trống để tận hưởng một sàn bơi đầy đủ.
Có cả động cơ xăng và động cơ diesel.
Nhược Điểm
Phần đuôi cần được chăm sóc thường xuyên: Do nằm bên dưới nước toàn thời gian (trừ khi bạn kéo tàu lên bờ sau mỗi lần sử dụng) và dễ xảy ra tình trạng bị ăn mòn. Nên cần phải được kiểm tra các bộ phận kẽm chống ăn mòn thường xuyên.
Dễ vướng rác: Yes. Đây là một chuyện thường xẩy ra, đặc biệt trên sông Sài Gòn, do cấu trúc chân vịt kép xoay ngược chiều nhau. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quá lo lắng khi không quá khó để tiếp cận chân vịt nếu bạn nâng hết phần đuôi lên.
Khoang động cơ chiếm một diện tích không nhỏ trên tàu.
Và một lưu ý nữa nếu là động cơ xăng thì nên mở quạt hút cho thoáng khí trước khi nổ máy nhé.
3. Động Cơ Trong: Hầu hết là được dùng trên các dòng du thuyền trên 40 feet hoặc cano thể thao chuyên dụng để lướt ván.
3.1. Động Cơ Trục Thẳng (Straight shaft Inboard Engine)
Ưu điểm:
Siêu bền, siêu trâu bò: Có thể gọi đổng chí này sinh ra để tồn tại
Không lo lắng về rác hoặc các vật thể tương đương rác.
Động cơ diesel
Nhược điểm:
Cần diện tích khoang máy quá lớn.
Không mấy linh hoạt và thường sẽ cần thêm một động cơ đẩy ở đuôi nếu bạn muốn chiếc du thuyền của mình dễ xoay trở hơn trong vùng nước hẹp gọi là stern thruster.
3.2. Động Cơ Chữ V (V-Drive Inboard Engine)
Ưu Điểm
Tiết giảm được không gian dành cho khoan động cơ.
Nhược điểm
Trọng tâm nằm hết về phía sau nên việc đạt được tốc độ planning sẽ vất vả hơn một chút.
Khó cho việc sửa chữa và bảo dưỡng: Không gian khoang động cơ sẽ quá chật.
Tốc độ sẽ không tối ưu do cấu trúc đặc trưng của bộ truyền động.
3.3 Động Cơ Pod (Pod Drive Inboard Engine): Bắt đầu được ứng dụng nhiều trên du thuyền do các tính năng vượt trội.
Ưu Điểm
Là thế hệ động cơ mới
Giảm diện tích khoang động cơ xuống tối đa
Truyền động trực tiếp
Cực kỳ linh hoạt
Kết hợp với cần điều khiển Joystick , động cơ Pod Drive có thể giúp chiếc du thuyền xoay 360 độ tại chỗ và các động cơ có thể xoay ở các hướng khác nhau nên có thể linh hoạt di chuyển trong không gian hẹp. Đây là một tiến bộ vượt trội giúp việc đưa thuyền vào chỗ đậu trở nên dễ dàng hơn.
Neo vệ tinh: Đúng vậy! Bạn không hề nghe nhầm. Tính năng linh hoạt của động cơ Pod Drive có thể dựa vào định vị vệ tinh để tự động điều khiển hệ thống chân vịt giúp du thuyền có thể đứng yên tại một vị trí mà không cần phải thả neo.
Nhược Điểm
Rác và các vật thể lớn trôi khác: Kẻ thù truyền kiếp của động cơ Pod Drive, đặc biệt nhất là đối với động cơ IPS. Do cấu trúc chân vịt xoay ngược chiều nhau và quay về phía trước nên việc bạn “mất” 1 động cơ hoặc cả 2 động cơ nếu vô tình dính phải một bao tải hoặc lưới đánh cá là chuyện khá dễ dàng xảy ra.
Hầm động cơ sẽ khá nhỏ để thao tác cũng như thực hiện các công việc khác.
Đường lấy nước làm mát nằm trên phần đuôi động cơ. Khu vực dễ bị nghẹt nếu có rác vướng nhiều vào phần đuôi này.
Không phù hợp với khu vực nước nông hoặc nhiều bùn.
3.4 Động Cơ Bề Mặt (Surface Drive Inboard Engine)
Ưu điểm
Vô địch trong việc sử dụng ở các khu vực đầm lầy, vùng nước nông và nhiều chướng ngại vật.
Chân vịt siêu cứng
Vận tốc cực lớn
Trục chân vịt có thê nâng hạ.
Linh hoạt do không phải phụ thuộc vào bánh lái.
Chân vịt nằm hoàn toàn phía sau đuôi tàu tăng hiệu xuất và tối đa chuyển động
Tối đa diện tích không gian bên trong tàu.
Nhược Điểm
Giá Thành Cao
Không được ứng dụng phổ biến trên du thuyền. Hiện nay chỉ có duy nhất dòng Pershing sử dụng loại động cơ này.
Lúc nào bạn cũng phải đi nhanh. Bạn sẽ phá huỷ động động cơ nếu chạy ở tốc độ chậm trong thời gian quá lâu.
Kỹ thuật phức tạp.
3.5. Động Cơ Thổi (Jet Drive Inboard Engine): Ở đây không đề cập đến động cơ Jet dùng trên các siêu du thuyền.
Ưu Điểm
Sử dụng ở những vùng nước cực nông nhưng sạch
Có thể chạy thẳng lên bãi biển
Có thể để trên sàn bơi hoặc trong garage của các du thuyền. Không bị vướng trục chân vịt.
Nhược Điểm
Rác: Đây là cơn ác mộng lớn nhất của động cơ Jet do nguyên lý hút và thổi.
Ứng dụng không phổ biến chủ yếu phù hợp với các tàu cỡ nhỏ như: Jetski, xuồng phao (tender).
Ngoài ra, nếu có thêm các ưu nhược điểm nào chưa được nhắc đến trong bài viết, xin quý khách hàng có thể bổ sung đóng góp của mình trong phần bình luận.
Xin mời quý khách hàng đón đọc
Phần 3: Các Thương Hiệu, Nhiên Liệu, và Các Vấn Đề Về Bảo Dưỡng
Dream Marine – Nhà Phân Phối Chính Thức Du Thuyền Galeon Yachts
Bến Du Thuyền – Đảo Kim Cương, Phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 0707 26 66 26
Emai: info@dreammarine.vn
Nội dung được biên soạn bởi đội ngũ Dream Marine. Xin vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn đọc có nhã ý đăng tải lại trên một trang khác. Chúng tôi luôn biết ơn các giá trị chia sẻ của bạn đọc.