Save Preloader image

0%

WITH A SEQUEL YOU'RE ALWAYS TRYING TO GET BIGGER AND BETTER

Động Cơ Du Thuyền – Phần 1: Chủng Loại

Động Cơ Du Thuyền – Phần 1: Chủng Loại

Nếu việc mua một chiếc thuyền nằm trong tầm ngắm của bạn, một câu hỏi bạn sẽ cần trả lời là loại động cơ bạn muốn. Khi chọn động cơ, có một lựa chọn quan trọng bạn cần phải thực hiện đầu tiên: Động Cơ Trong hay Động Cơ Ngoài?

  • Động Cơ Ngoài (Outboard)

  • Động Cơ Trong/Ngoài (Sterndrive)

  • Động Cơ Trong (Inboard)

Sự khác biệt thực sự nằm trong chính tên gọi của nó; một động cơ bên trong nằm trong cấu trúc của thuyền và không thể nhìn thấy được trong khi động cơ bên ngoài nằm bên ngoài cấu trúc của thuyền và có thể nhìn thấy rõ ràng mọi lúc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận thêm về động cơ inboard và outboard là gì, ưu nhược điểm của từng loại động cơ.

Chúng tôi sẽ gộp chung động cơ du thuyền và động cơ cano trong bài viết này. Nguồn ảnh: Boatsmart

I. Động cơ du thuyền gồm mấy loại?

Có thể phân chia động cơ du thuyền thành 2 loại: Động Cơ Trong (Inboard) và Động Cơ Ngoài (Outboard). Tuy nhiên còn một loại động cơ nữa ở giữa hoai lại chính này là động cơ Sterndrive – chúng ta tạm gọi nó là Động Cơ Trong/Ngoài.

1. Động Cơ Ngoài (Outboard)

Quá dễ để nhận biết, bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ cấu trúc của động cơ nằm ngay phía sau đuôi tàu.

Phần đuôi động cơ bao gồm trục truyền động và hộp số nằm bên ngoài. Cụm máy chính sẽ nằm bên trong tàu.

 3. Động Cơ Trong (Inboard)

Đây là loại động cơ tàu thuỷ phổ biến nhất mọi thời đại. Hầu như trên tất cả các tàu thuyền đều được lắp loại động cơ này. Do là một mảng rất lớn nên động cơ trong cũng phân ra thành những nhóm động cơ nhỏ như sau:

3.1 Động Cơ Trục Thẳng (Straight shaft Inboard Engine)
  • Hay còn gọi là Direct Drive. Đây là loại cổ xưa và phổ biến nhất trong ngành công nghiệp tàu thuỷ.

3.2 Động Cơ Chữ V (V-Drive Inboard Engine)
  • Để tiết kiệm diện tích khoang động cơ, người ta tạo ra một loại động cơ gấp trục truyền động lại theo hình chữ V.

Hình minh hoạ so sánh giữa động cơ Direct Drive và V-Drive

3.3 Động Cơ Pod (Pod Drive Inboard Engine)
  • Động Cơ IPS: Được Volvo Penta trình làng năm 2005. Đây là một trong những cách tân đáng kể nhất trong lĩnh vực động cơ cho du thuyền.

  • Động Cơ Zeus: Thành quả của sự kết hợp giữa Brooks Stevens, Mercury Marine, and Cummins MerCruiser Diesel. Được cho là “Hệ thống đẩy hàng hải tiên tiến nhất thế giới”.

Mô Phỏng Lắp Đặt Động Cơ Zeus Trên Tàu

3.4 Động Cơ Bề Mặt (Surface Drive Inboard Engine)

Loại động cơ được sáng tạo cho vùng nước nông, bùn, và đầm lầy. Hoặc được ứng dụng trên những siêu du thuyền đạt tốc độ khủng. Bạn có thể gần như nhìn thấy 1/2 chân vịt nằm trên mặt nước.

3.5 Động Cơ Thổi (Jet Drive Inboard Engine)

Được thiết kế bởi William Hamilton năm 1954 và ra mắt ở New Zealand trong một vùng nước cực nông, nhiều đá. Nguyên lý hoạt động của loại động cơ này có cả trên động cơ trong và động cơ ngoài. Và sẽ thường thấy nhất trên các chiếc xe máy nước/Jetski

Hình minh hoạ nguyên lý hoạt động của động cơ Jet

Động cơ Jet cũng được ứng dụng trên siêu du thuyền để đạt hiệu suất và tốc độ tối đa nhất. Siêu du thuyền dài nhất thế giới hiện nay – Azzam đang được lắp động cơ Jet.

Xin mời quý khách hàng và bạn đọc đón xem
Phần 2: Đặc Trưng – Ưu Điểm và Nhược Điểm

 

Dream Marine – Nhà Phân Phối Chính Thức Du Thuyền Galeon Yachts
Bến Du Thuyền – Đảo Kim Cương, Phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 0707 26 66 26
Emai: info@dreammarine.vn

 

Nội dung được biên soạn bởi đội ngũ Dream Marine. Xin vui lòng ghi rõ nguồn nếu bạn đọc có nhã ý đăng tải lại trên một trang khác. Chúng tôi luôn biết ơn các giá trị chia sẻ của bạn đọc.

Comment(1)

Leave a Comment